Vai trò với niềm tin Ngoại cảm

Việt Nam trải qua hai cuộc chiến tranh lớn, số người chết trong chiến tranh nhiều, theo lẽ tự nhiên đã xuất hiện giúp cho thân nhân của người chết tìm được hài cốt người thân của mình. Các nhà ngoại cảm, như đã giúp tìm được rất nhiều mộ liệt sĩ kể lại các câu chuyện lịch sử.

Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ Công an Việt Nam, một số cơ quan nghiên cứu của nhà nước Việt Nam đã thành lập ra Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người và ngày 31 tháng 1 năm 1997, hiện nay (2007) GS-TS Đào Vọng Đức - nguyên viện trưởng Viện Vật lý Hà Nội - là giám đốc liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA do ông Vũ Thế Khanh làm tổng giám đốc [2], trung tâm này trực thuộc vào Liên hiệp các Hội Khoa học Việt Nam. Trung tâm huy động khả năng của các nhà ngoại cảm vào một đề tài là tìm mộ của các liệt sĩ[3], các nhà ngoại cảm đã tìm được hàng ngàn bộ hài cốt (chủ yếu là hài cốt liệt sĩ). Tuy nhiên, hài cốt tìm được bởi các nhà ngoại cảm ít được giám định ADN, trong số những hài cốt được giám định ADN thì tỉ lệ cho kết quả chính xác chưa đạt yêu cầu. Làm việc cho trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người có khoảng 100 nhà ngoại cảm, trong đó có một số nhà ngoại cảm nổi tiếng như: Đỗ Bá Hiệp, Phan Thị Bích Hằng, Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Ngọc Hoài, Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị Nguyện, là 6 nhà ngoại cảm nổi tiếng trong lĩnh vực ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ và nhân dân thất lạc mất tích trong chiến tranh.